Xin hỏi xây từ đường nên dùng kiểu kiến trúc nào?

0
154

Hỏi:   Thường nghe nói sư phụ đề cập nếu có phước báo xây từ đường, xin hỏi xây từ đường nên dùng kiểu kiến trúc nào?  Nên giảng kinh điển gì trong từ đường?

Ðáp:   Phật pháp là sư đạo, sư đạo được xây dựng trên cơ sở của hiếu đạo, nếu người ta không biết hiếu thuận cha mẹ thì sẽ không biết tôn sư trọng đạo, đây là đạo lý tất nhiên.  Nhiều năm về trước có một số pháp sư ra nước ngoài hoằng pháp và cũng có di dân ra ngoại quốc, tôi đã từng khuyên họ ra nước ngoài đừng xây chùa, nên xây từ đường, đề xướng hiếu đạo.  [Nếu] mọi người đều biết về hiếu đạo, biết hiếu dưỡng cha mẹ, sau đó mới xây chùa, Phật pháp mới có gốc rễ.  Tôi nói qua rất nhiều lần, nhưng họ ra nước ngoài vẫn xây chùa và không xây từ đường.  Ðây là phước báo của chúng sanh, chúng sanh không có phước, Phật pháp là sự giáo học, giáo học không có gốc rễ [vững chắc].

          Còn vấn đề từ đường phải theo đường lối hình dáng ra sao, phải xây kiểu nào thì bạn có thể đi tham quan ở Ðại Lục, tuy hơn phân nửa số từ đường ở Ðại Lục bị phá hoại nhưng một số vẫn còn tồn tại.  Gần đây tôi coi phim video của các bạn đồng tu đem lại, thấy được một số từ đường ở gần vùng Cửu Hoa Sơn vẫn còn và hiện nay được khai mở làm nơi du lịch.  Trước kia từ đường được xây như thế nào quý vị có thể đi coi, những việc này đều là thường thức.  Coi văn hóa Trung Quốc thời xưa, chế độ ‘điển chương’, sanh hoạt của dân chúng, từ trong đó chúng ta rút tỉa kinh nghiệm và bài học.

          Nên giảng kinh điển gì ở trong từ đường?  Nên giảng luân lý, hiếu đạo.  Nhà Nho gọi là Ngũ Luân, Ngũ Thường, Bát Ðức; kinh Phật cũng nói đến những thứ này, đều có thể giảng giải trong từ đường.  Chúng ta dùng từ đường làm trung tâm hoằng dương văn hóa đa nguyên, trung tâm đoàn kết các chủng tộc.  Dân tộc Trung Quốc có thể kéo dài năm ngàn năm và chưa bị đào thải trong thế gian này, từ đường nắm một vai trò rất lớn