Tất cả các giáo pháp do đức Phật truyền dạy cho hàng đệ tử của Ngài để đi đến giác ngộ, giải thoát đều được gọi là kinh, hay gọi là kinh điển nói chung.
Phật giáo theo hệ phái Bắc tông (Mahayana) cũng như Nam tông (Hinayana) sử dụng rất nhiều kinh sách. Theo Thích Tâm Thiện, kinh điển có nhiều thể loại, thuộc 4 nhóm chính, trong đó có thể phân loại thành chín thể tài: Kinh, chỉ chung những điều đức Phật dạy, Ứng dụng: sự ghi chép lại lời Phật dạy theo thể tản văn, Kệ tụng: ghi lại lời Phật dạy theo thể thơ, Như thị ngữ: ghi chép lại những điều được nghe từ đức Phật nói, Bổn sanh: ghi lại chuyện tiền thân của đức Phật theo lời Phật kể, Vị tằng hữu: ghi chép lại những sự việc hiếm có trong đời, Cảm hứng ngữ: ghi chép lại những điều do đức Phật nói ra trong những nhân duyên đặc biệt, Phương quảng: ghi chép lại những cuộc thảo luận của các vị thánh đệ tử được đức Phật xác nhận là phù hợp với chánh pháp, Giải thuyết: ghi chép lại những điều luận giải về chánh pháp của đức Phật và các A La Hán.
Một số kinh quan trọng, được sử dụng hàng ngày để đọc tụng trong chùa như Kinh Nhật tụng, Diệu Pháp Liên Hoa kinh, Đại bát Niết Bàn, Lương Hoàng Sám, kinh Vạn Phật, Nghi thức tụng Đại bi và Thập chú giải nghĩa, Nghi thức trì chú Phổ Am, Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni, Bạch y thần chú, Phật nói kinh Kim Cang Đại thừa…
Đối với Phật tử, ngoài kinh Nhật tụng còn đọc một số kinh như kinh Viên Giác, kinh Pháp cú, kinh Địa Tạng…
Một số chùa còn ảnh hưởng các yếu tố của Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông, nên còn lưu giữ một số kinh như Nghi thức tụng Đại bi và Thập chú giải nghĩa, Nghi thức trì chú Phổ Am, Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni, Bạch y thần chú, Phật nói kinh Kim Cang Đại thừa…