Thọ Tỳ Kheo, có quy định không?

0
539

Hỏi:

 Trong giới luật từ Sa Di để thọ Tỳ Kheo, có quy định thời gian chặt chẽ không?

Đáp:

 Trong giới luật không có quy định thời gian để thọ giới Tỳ Kheo, lúc tôi thọ giới ở nước Mã Lai gặp Trúc Ma làm Giới Thọ Sư cho một người vừa mới xuống tóc xuất gia thọ giới Sa Di, Tỳ Kheo, Bồ Tát. Nhưng những vị này phải học giới luật trong thời gian 53 ngày.

 Trong giới luật có quy định thời gian người nữ để thọ giới Tỳ Kheo Ni là lý do để biết người nữ có thai hay không. Mới xuất gia là Sa Di Ni, rồi phải qua 2 năm mới cho thọ Thức Xoa Ma Na; nói 2 năm là sự thật có 12 tháng thêm một ngày.

Tại sao? Vì thời gian ấy thì đã biết người đó có thai hay không. Tại họ có chồng xin đi xuất gia, nhưng không biết có thai rồi có con thì bị người ta phê bình. Cho nên, Phật mới chế thêm một cấp nữa là Thức Xoa Ma Ni, mới được thọ giới Tỳ Kheo Ni.

Theo giới luật thì Tỳ Kheo được xuất gia 7 lần, còn Tỳ Kheo Ni chỉ được 1 lần xuất gia. Tỳ Kheo có 250 giới, có 4 giới cực ác; Tỳ Kheo Ni có 348 giới, có 8 giới cực ác.

Hỏi:

 Khi người Tỳ Kheo hoàn tục, nếu xuất gia lại thì làm Tỳ Kheo liền hay phải làm lại từ đầu?

Đáp:

 Khi Tỳ Kheo hoàn tục, nếu xuất gia lại thì phải làm lại từ đầu là trước thọ giới Sa Di rồi mới thọ Tỳ Kheo. Giới Thanh Văn gọi là tiệm giới, tức là từ cấp từ cấp lên. Bát Quan Trai và giới Bồ Tát gọi là đốn giới, chưa có quy y cũng có thể thọ giới Bồ Tát. Vì trước khi truyền giới thì phải quy y.

 Những người thọ giới Tỳ Kheo mà hoàn tục, rồi xuất gia lại làm Tỳ Kheo liền thì những người này gọi là “tặc trụ”, nếu có Tăng đoàn sẽ đuổi ra không cho làm Tăng. Bởi vì họ phạm tặc trụ, tức là ăn cắp Tỳ Kheo.

Hỏi:

 Người phạm giới luật thì người nào để chỉnh đốn việc này?

Đáp:

 Ngày xưa có Tăng đoàn thì mỗi nửa tháng có kiểm thảo. Một người đại diện cho Tăng đoàn ra hỏi: “Nửa tháng nay trong chúng Tăng có ai phạm giới không? Có thì ra tự bạch với chúng rồi sám hối”. Nếu phạm giới mà tự mình dấu không ra bạch trước chúng Tăng, mà người khác biết không cử tội người đó, sau này có người phát giác thì 2 người trước cùng một tội.

 Giáo hội bây giờ không phải Tăng đoàn ngày xưa. Tất cả chúng Tăng ở trong Tăng đoàn đều phải y theo giới luật là khai, giá, trì, phạm thì phải thông suốt mới phán đoán mọi người đúng sai. Như có người trong chúng Tăng ra bạch với chúng Tăng rằng: Bây giờ, có ai thấy tôi phạm giới không? Có ai nghe tôi phạm giới? Có ai nghi tôi phạm giới không?

 Nếu cư sĩ thấy Tu Sĩ phạm giới thì được ra trước chúng Tăng để chứng tỏ. Đáng lẽ cư sĩ không được nói tội của Tu Sĩ, nhưng khi cư sĩ ra trước chúng Tăng để chứng tỏ thì không bị tội. Vì làm như vậy là giúp cho Tỳ Kheo ấy giữ giới có ích, chứ không có hại. Giới luật của Phật rất chặt chẽ, nhưng vì người đời sau không y theo giới luật thực hành.