Thái Độ Đối Với Hôn Nhân Của Người Xưa

0
191

Vào thời Bắc Tống có một vị nho sinh, tên gọi là Lưu Đình Thức, tự là Đức Chi, là người Tề Châu (nay thuộc Sơn Đông). Sau khi thi đỗ Tiến sỹ, ông đảm nhiệm chức Phán quan tại Mật Châu. Lúc ấy Tô Đông Pha đang là quan Thứ sử ở đó. Tô Đông Pha rất ngưỡng mộ và kính trọng nhân phẩm của ông.

Lưu Đình Thức trước khi đỗ tiến sỹ từng quen biết một người con gái tại quê nhà, đã xác định đi đến hôn nhân. Chỉ là còn chưa chính thức làm lễ ăn hỏi mà thôi.

Về sau, Lưu Đình Thức đỗ tiến sỹ, làm quan, có danh có tiếng và tiền đồ sáng lạn. Thế nhưng người con gái ấy lại mắc bệnh nặng một thời gian dài và bị mù cả hai mắt. Gia đình cô gái là người làm nông, gia cảnh bần hàn, vì thế cũng không dám nhắc lại chuyện hôn nhân với nhà họ Lưu nữa.

Trong số các vị bằng hữu, có người khuyên Lưu Đình Thức: “Người con gái kia đã bị mù cả 2 mắt, ông nên vì tiền đồ của bản thân và tương lai của gia đình mà chọn người khác để kết hôn. Nếu ông nhất định muốn cùng nhà ấy kết thân, thì hãy lấy em gái của cô ta mới tốt”.

Lưu Đình Thức trả lời rằng: “Ta năm đó cùng cô ấy đính ước, đã hứa trao tấm lòng mình cho cô ấy rồi. Giờ đây nàng mắt đã bị mù, nhưng cái tâm của nàng vẫn còn nguyên tốt đẹp. Ta nếu làm trái tâm nguyện xưa, thì tâm ta đã điên đảo trở nên xấu xa rồi. Mỗi người sớm muộn đều sẽ về già, lúc vợ đã già nhan sắc héo tàn chúng ta cũng không thể thay thế một cô gái trẻ đẹp đúng chăng? Con người phải giữ được lòng thành tín, bản thân không thể thay lòng”.

Như thế 2 người họ kết hôn. Sau khi thành hôn, Lưu Đình Thức hết lòng chăm lo cho người vợ mù, 2 vợ chồng chung sống hòa thuận qua ngày, rất mực thương yêu nhau, trước sau nuôi dạy được mấy đứa con.

Tô Đông Pha biết chuyện ấy, đối với việc làm của Lưu Đình Thức rất cảm động nói: “Lưu Đình Thức thật sự là một người có tình cảm đằm thắm cao thượng!”.

Gia đình là nền tảng của gia đình và quốc gia. Nền tảng ấy cần phải vững vàng, như thế quốc gia và xã hội ấy mới được ổn định, chắc chắn, phồn vinh thịnh vượng. Mà hôn nhân cũng là nền tảng của gia đình. Nền tảng này nếu vững vàng, như thế gia đình có thể hòa thuận đoàn kết, tốt đẹp vinh hoa. Cá nhân có đức hạnh và tình cảm đằm thắm, cũng là nền tảng của quan hệ giữa vợ và chồng, cả hai đều cần phải có lòng thành tín, thiện lương, kính trọng nhau, thương yêu nhau, như thế cuộc hôn nhân mới có hạnh phúc mỹ mãn. Nói cho cùng, việc đề cao tâm tính con người, khiến tất cả mọi người trở nên lương thiện, chân thành, chính trực, khoan dung, điều đó là quan trọng hàng đầu.

Người viết ngôn từ nông cạn, chỉ xin dẫn ra một vài lời giáo huấn của người xưa:

Trong sách “Hậu Hán Thư” viết: “Bần tiện chi giao bất khả vong, tao khang chi thê bất hạ đường”. (Tạm dịch: vợ thưở nghèo hèn ko thể bỏ, bạn lúc nghèo hèn không thể quên).

Ngụy Chinh từng nói: Ái xuất giả ái phản, phúc vãng giả phúc lai. (Tạm dịch: Hết lòng yêu thương người ta, thì đối phương cũng thương yêu lại mình; vì người ta tạo phúc, đối phương cũng sẽ vì mình mà tạo phúc).

Trong sách “Cổ Hy Tịch” Bách Lạp Đồ: “Cái thứ gọi là đối tượng hèn hạ chính là những thứ tình nhân phàm tục, những kẻ yêu thân xác hơn yêu tâm hồn. Những điều hắn yêu thích không phải là thủy chung không thay đổi, cho nên tình yêu của hắn cũng không thể thủy chung không thay đổi. Một khi thân thể nhan sắc héo tàn, thì hắn sẽ cao chạy xa bay, vứt bỏ tất cả những điều thệ ước trước kia. Nhưng những tình nhân trân quý tâm hồn tốt đẹp lại không như thế. Tình yêu của người ấy là thủy chung không thay đổi, bởi vì những điều người ấy yêu thích cũng là trước sau không thay đổi”.