Tại Sao Đường Tăng Không Ở Lại Với Nữ Vương Mỹ Lệ?

0
175

Sự việc này xảy ra cách đây mười năm về trước. Khi ấy tôi là giáo viên trường phổ thông. Một em học sinh hỏi tôi: “Thầy không nghĩ Đường Tăng hơi khờ dại vì không muốn ở bên cạnh Nữ Vương mỹ lệ ấy ư?”. Lúc ấy tôi cũng thấy em ấy có lý, nhưng bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao Đường Tăng lại có quyết định như vậy.

Một ngày vào tháng Năm, một trong những học sinh của tôi, một học học sinh xinh xắn đang chuẩn bị cho kì thi đại học, chặn tôi lại và hỏi: “Thưa thầy, em mới xem một chương trình truyền hình hôm qua. Thầy có muốn biết đó là gì không?”

Tôi trả lời: “Ừ, nói cho thầy biết đi”.

Em ấy nói: “Đó là một tập phim Tây Du Ký tên là “nữ nhân quốc” (ghi chú của người dịch: Trong tập phim đó, trên đường đi đến Phương Tây Cực Lạc để thỉnh kinh Phật, Đường Tăng đã đi ngang qua nữ nhân quốc (nước chỉ có phụ nữ). Nữ Vương phải lòng ông và muốn ông làm chồng. Đường Tăng từ chối đề nghị của cô và tiếp tục hành trình của mình.)

Tôi đã nói với em ấy rằng tôi đã xem rồi và nghĩ phim hay lắm. Em ấy hỏi tôi: “Thầy không nghĩ Đường Tăng hơi khờ dại vì không muốn ở bên cạnh Nữ Vương mỹ lệ ấy ư?”

Tôi đã nhận ra em ấy đang nuôi dưỡng những suy nghĩ không nên có ở độ tuổi của em. Là một giáo viên, tôi cảm thấy tôi có nhiệm vụ cho em ấy hướng dẫn thích hợp ở giai đoạn quan trọng này trong cuộc đời em.

Vì vậy tôi nói với em ấy: “Mỗi người có ước mơ của mình. Nếu Đường Tăng chọn ở lại, ông sẽ không thể thỉnh được kinh Phật. Nó giống với em và các bạn trong lớp. Nếu em không đặt tất cả nỗ lực vào học tập vào thời gian này, em sẽ không thể đậu kì thi đại học được, điều ấy sẽ làm cuộc đời em khó khăn hơn trong tương lai”.

Em ấy nói: “Đường Tăng đã có thể bảo các đệ tử thần thông của ông đi tìm Kinh. Ông ấy chỉ là một người bình thường. Ông ấy ít khả năng hơn đệ tử lớn của ông, Tôn Ngộ Không trong việc nhận ra ma quỷ. Về mặt thể chất, ông yếu hơn đệ tử thứ hai Trư Bát Giới nhiều. Nếu ông không lên đường, Tôn Ngộ Không đã có thể cưỡi mây và bay đến đích trong nháy mắt”.

Tôi không biết nói gì cho em ấy nữa.

Em ấy cười và nói: “Thưa thầy, thầy không thể thuyết phục được em đâu. Nhưng em hiểu ý thầy là gì. Em sẽ tập trung chuẩn bị cho kì thi”.

Em ấy chạy đi một cách tinh nghịch.

Trong những ngày đó, tôi đã thầm đồng tình với những gì em ấy nói. Với tôi, Đường Tăng đã có thể bảo các đồ đệ đi tìm Kinh về. Sau đó ông có thể ở lại với Nữ Vương và hưởng thụ cuộc sống xa hoa và thanh thế. Nó sẽ là một ván cờ toàn thắng. Tự mình thực hiện chuyến đi, ông ấy chỉ làm khó khăn hơn cho bản thân ông và các đồ đệ. Mấu chốt là gì đây?

Mười năm sau đó, tôi đọc lại Tây Du Kí. Tôi cuối cùng hiểu ra quyết định của Đường Tăng. Tôi hiểu tại sao Nữ Vương không thể thuyết phục Đường Tăng ở lại bên cạnh cô. Để hiểu ý nghĩa sâu sắc bên trong nó, chúng ta cần tổng quan nhìn vào câu chuyện Tây Du Kí.

Tây Du Ký thật sự là một câu chuyện tu luyện. Hình thức tu luyện Đường Tăng đi theo là thỉnh Kinh. Quá trình tìm Kinh là quá trình ông ấy tu luyện. Những đau khổ và thử thách ông gặp trên đường tìm Kinh là nỗi đau khổ ông phải đối mặt trong suốt [quá trình] tu luyện của mình.

Đường Tăng và các đồ đệ trải qua 81 khảo nghiệm hay tai nạn trước khi họ đi đến đích cuối cùng. Những tai nạn miêu tả sự thật rằng tất cả các người tu luyện phải trải qua nhiều khảo nghiệm trong suốt quá trình tu luyện của họ. Nếu một người cố đi đường vòng hoặc chạy trốn khảo nghiệm, khảo nghiệm khác sẽ được thêm vào.

Tất nhiên, những khảo nghiệm thật sự thay đổi dựa trên cá nhân người tu. Một người sẽ không đối mặt chính xác với 81 khảo nghiệm trong tu luyện. Lượng nghiệp lực mà một người mang theo từ nhiều đời trước góp phần tạo nên việc khảo nghiệm của người ấy khó khăn thế nào.

Hầu hết những tai ương Đường Tăng phải đối mặt trong suốt sự tu luyện của ông là bởi sự can nhiễu từ những tà linh. Nhưng một số tai ương là những can nhiễu do người tạo ra.

Cuộc gặp gỡ với Nữ Vương không chỉ là một khảo nghiệm, nó một thử thách chính. Nó là khảo nghiệm để xem liệu ông có thể loại bỏ cái tình, và loại bỏ được ham muốn con người về cái tình, tham vọng, danh và lợi hay không. Nếu ông không thể vượt qua khảo nghiệm, thì ông đã tu vô ích rồi. Nó cũng nguy hiểm như những tai ương khác tạo bởi sự can nhiễu của tà linh.

Không ai có thể thay thế người khác tu luyện. Ai tu thì đắc. Nếu một người không tu, người ấy sẽ không bao giờ đắc. Tất nhiên, nếu tôi nói với học sinh của tôi những điều này ngày hôm nay, em ấy có thể vẫn không hiểu. Đó là bởi vì em ấy không phải người tu và sống trong những ham muốn của người cho tình, danh và lợi. Em ấy có thể vẫn nghĩ rằng Đường Tăng ngu ngốc vì rời bỏ Nữ Vương. Nhưng ít ra, tôi đã hiểu được quyết định của Đường Tăng. Tất cả người tu đều hiểu được.

Nếu Đường Tăng ở lại với Nữ Vương mỹ lệ, ông đã có một cuộc sống xa hoa, giàu có, địa vị và sự yêu thương. Nhưng khi đời ông hết, mọi thứ sẽ biến mất. Ông rồi sẽ đầu thai và đi vào đời kế tiếp của mình. Liệu ông và Nữ Vương có thể tiếp tục mối quan hệ của họ ở đời sau không?

Có câu nói của người Trung Quốc xưa: “Vợ chồng như đôi chim trong rừng. Khi có thảm họa lớn xảy ra, chúng sẽ bay đi theo những con đường riêng của mình”.

Có bao nhiêu đôi uyên ương trong thế giới con người đã thực sự làm trọn lời hứa nghiêm trang cho một tình yêu bất tử và vĩnh viễn cho nhau? Làm sao người thường có thể thực hiện một lời hứa vượt qua không gian và thời gian? Chỉ có tu luyện mới có thể dẫn đến một cuộc sống bất diệt.

Với một người thường tự mình ấp ủ những ham muốn con người sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu được Đường Tăng.