Ngày tân hôn thì phải chịu đựng sự đau khổ lạnh nhạt của chồng. Xin hỏi nên đối xử thế nào?

0
185

Hỏi:   Trong niềm vui của ngày tân hôn thì đột nhiên phải chịu đựng sự đau khổ lạnh nhạt của chồng.  Xin hỏi nên đối xử thế nào với con người vong tình bạc nghĩa như vậy?  Ông ấy tự biết mình sai nhưng quyết không chịu sửa đổi, phải khuyên như thế nào?

 Ðáp:   Ðây là vấn đề nghiêm trọng của xã hội ngày nay.  Từ mức ly dị rất cao trong xã hội hiện nay thì biết được vấn đề của xã hội vô cùng nghiêm trọng, đây là một hiện tượng rất đáng sợ.  Gia đình là tổ chức căn bản của xã hội, xã hội giống như thân thể của con người, gia đình giống như một tế bào.  Nếu trong thân thể có rất nhiều tế bào hư hoại, thí dụ như ngày nay chứng bịnh ung thư da có thể làm người ta chết đi.  Ngày nay xã hội động loạn, nhân tâm không an, nguyên nhân chánh là ở đâu?  Là gia đình tan nát.  Chế độ hôn nhân ngày nay không giống với thời xưa; ngày xưa thì theo ‘lịnh của cha mẹ, lời giới thiệu của bà mai’.  Người đời nay sùng bái tự do luyến ái, phản đối cách làm của người xưa, nếu so sánh với thời xưa thì thời xưa chưa từng nghe đến chữ ly dị, cho nên chế độ hôn nhân của thời xưa tốt hơn của thời nay.

          Có người cha người mẹ nào không thương con cái?  Không có cha mẹ nào không suy nghĩ đến sự hạnh phúc suốt đời của con cái.  Họ hết lòng để lựa chọn đối tượng kết hôn cho con, đó cũng vì lo cho hạnh phúc suốt đời của con cái.  Thường thường kinh nghiệm của người lớn nhiều hơn người trẻ tuổi, họ dùng lý trí để lựa chọn, không phải sự phản ứng hấp tấp của cảm tình.  Tự do luyến ái là cảm tình xung động, không có lý trí.  Ở Mỹ tôi còn nghe đến chuyện buổi sáng kết hôn đến buổi tối thì ly dị rồi, đây là cảm tình xung động, không dùng một chút lý trí nào hết.  Cho nên trong thời buổi tự do hôn nhân ngày nay, nam nữ kết hôn phải cẩn thận.  Thanh niên, thanh nữ thông minh thì thường kết bạn 3 năm, 5 năm, thậm chí 10 năm rồi mới đi đến hôn nhân.  Dùng thời gian dài để tiếp xúc và quan sát xem hai người có thích hợp để sống chung với nhau không, đây không phải là chuyện giỡn.  Chuyện này không chỉ là làm tròn trách nhiệm đối với gia đình mình, bồi dưỡng một lớp người ưu tú đời sau để tiếp tục huyết mạch gia đình, mà còn làm tròn trách nhiệm lớn lao đối với xã hội, quốc gia, thế giới hòa bình.

          Tại sao sau khi kết hôn lại xảy ra những vấn đề bất hạnh như vậy?  Tại vì trước khi hôn lễ thì hai bên đều có thể bao dung lẫn nhau, đều làm theo lời dạy của tổ sư là ‘không nhìn lỗi lầm của người khác’, họ không thấy lỗi lầm của đối phương.  Hôn lễ xong rồi, một ngày từ sáng đến tối đều nhìn thấy lỗi lầm của đối phương, như vậy thì làm sao sống chung với nhau được?  Làm sao mới có thể duy trì được gia đình tốt đẹp?  Mọi người trong nhà phải nhìn thấy ưu điểm của người khác, đều có thể bỏ qua khuyết điểm của người ta, như vậy gia đình mới có hạnh phúc.  Khi sửa đổi lỗi lầm khuyến thiện thì không có người thứ ba hiện diện, đều phát xuất từ thiện ý và tâm chân thành; tâm chân thành thì có thể cảm hoá người khác, ‘chí thành cảm thông’.  Người xưa có nói: ‘Tinh thành sở chí, kim thạch vi khai’ (chí thành đến cùng cực có thể làm cho đá vàng bể ra).  Không thể làm người cảm động là vì tâm chân thành của mình không đủ; dùng tâm chân thành nhất quyết có thể cảm động được đối phương.  Nói tóm lại phải học nhiều, phải khai mở trí huệ, biết được cách xử sự khéo léo thì có thể hoá giải được vấn đề này.