Năm xưa nghèo?

0
149

Hỏi: 
Năm xưa nghèo chưa phải thật nghèo,
Năm nay nghèo mới thật là nghèo.
Năm xưa nghèo không đất cắm dùi,
Năm nay nghèo đất dùi đều không.
    Kính xin Thầy khai thị?

Đáp:
 Đây là công án của Hương Nghiêm, Ngài thông suốt giáo lý; người ta hỏi một đáp mười, ở dưới thiền hội của Bá Trượng. Quy Sơn và sư huynh đệ đều kiến tánh, nhưng Ngài chưa kiến tánh. Khi Bá Trượng tịch, Quy Sơn ra hoằng pháp, Hương Nghiêm làm đệ tử và theo học.

 Một hôm, Quy Sơn muốn giúp Hương Nghiêm, hỏi: khi cha mẹ chưa sanh, hãy nói một câu thử xem?

 Hương Nghiêm không trả lời được, xin Quy Sơn nói trắng ra cho hiểu.
 Quy sơn nói: Tôi không phải làm khó, nhưng sau này ông hiểu rồi chửi mắng tôi.

Hương Nghiêm đem tất cả kinh sách đốt hết, từ giả Quy Sơn hành cước đến một ngôi chùa hoang; cất một cái cốc ở đó, tự mình trồng trọt nuôi sống. Qua mấy năm, nghi câu hỏi của Quy Sơn; đang nhổ cỏ, gặp miểng ngói rồi lượm liệng trúng cây tre kêu “cóc”; Ngài nghe liền ngộ, lúc ấy mới biết ý Quy Sơn không nói trắng ra. Nếu nói trắng ra, làm sao có ngày nay ngộ! Biết ơn vô hạn, mà hướng về Quy Sơn lễ bái làm pháp tử.

Bài kệ trên của Hương Nghiêm truyền đến, Quy Sơn nói Hương nghiêm đã ngộ.
 Ngưỡng Sơn đến Hương Nghiêm khám xét hỏi: nghe nói sư đệ ngộ rồi, có cái gì trình ra xem?
 Hương Nghiêm nói bài kệ:
Năm xưa nghèo chưa phải thật nghèo,
Năm nay nghèo mới thật là nghèo.
Năm xưa nghèo không đất cắm dùi,
Năm nay nghèo đất dùi đều không.
 Ngưỡng Sơn nói: Sư đệ ngộ Như lai thiền, chứ chưa ngộ Tổ sư thiền. Bây giờ còn cái gì nói ra thử xem?
 Hương Nghiêm nói bài kệ khác:
Ta có một cơ nháy mắt nhìn y,
Nếu mà chưa hội đừng gọi Sa di.
 Ngưỡng Sơn ấn khả “cung hỷ”, mừng cho sư đệ ngộ được Tổ sư thiền.