Mình muốn kiến tánh là có sở cầu phải không?

0
145

Hỏi:
 Mình muốn kiến tánh là có sở cầu phải không?

Đáp:
 Trong lúc tham thiền không được muốn kiến tánh, đến khi kiến tánh mới biết không có Phật để thành, gọi là vô tu vô chứng. Không phải tu mới thành, không chứng mới đắc; bây giờ đã thành sẵn, đắc sẵn. Cho nên, tin tự tâm là tin như vậy. Tôi đã nói có hai điều kiện là tin tự tâm và khởi nghi tình. Mặc dù, tin pháp môn 100 % mà chưa tin tự tâm cũng không được, vì chỉ có được phân nửa.

 Tôi hỏi cô: Phật Thích Ca nói “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, vậy cô tin mình có Phật tánh không?
 Cô ấy đáp: Có.
 Tôi hỏi: Phật tánh có thể giảm bớt không?
 Cô ấy nói: giảm bớt.

Tôi nói: nếu Phật tánh có thể giảm bớt thì Phật tánh cũng bị luân hồi, nên thành Phật vô dụng; do đó Phật tánh không thể giảm bớt. Phật tánh có thể gián đoạn không? Nếu Phật tánh có thể gián đoạn thì Phật tánh sanh diệt. Phật tánh bị che mờ là do chấp của vọng tâm, Phật nói là vô thỉ (không có sự bắt đầu), cũng là nghĩa vô sanh (không có sự sanh khởi), nên người chứng quả ngộ pháp vô sanh. 

Nói con gà có trước trứng gà được không? Không được, vì không có trứng gà làm sao có con gà! Trứng gà có bắt đầu được không? Không được, tại không có con gà làm sao sanh ra trứng gà! Con gà không thể bắt đầu và trứng gà cũng không thể bắt đầu, gọi là vô thỉ cũng gọi là vô sanh. Tất cả đều như vậy, chứ không phải chỉ con gà và trứng gà thôi! 

Con người do cha mẹ sanh gọi là nhân duyên, tức thần thức với cha mẹ làm nhân duyên sanh ra thân mình. Mình truy cứu sự bắt đầu con người, như cha mẹ thì có ông bà nội và ông bà ngoại, ông bà nội cũng có cha mẹ nữa… tính từng đời không hạn chế, truy cứu cha mẹ đầu tiên được không? Không.
 Giả thiết muôn tỷ kiếp trước có cha mẹ đầu tiên, cha mẹ đầu tiên có cha mẹ không? Nếu có cha mẹ thì chưa phải đầu tiên, vậy cha mẹ đầu tiên từ đâu ra? Khoa học nói là con khỉ tiến hóa, con khỉ do con nào tiến hóa? Do con chó, con chó do con nào tiến hóa? Do con mèo… hỏi hết động vật đến con cuối cùng, con nào tiến hóa? Không nói được, vì không có bắt đầu.

 Có người nói trước kia là do phân tử, điện tử từ từ tiến hóa hình thành. Tôi xin hỏi, bào thai của con người có 10 tháng sanh ra, 1 tháng có hình 1 tháng, 2 tháng có hình 2 tháng… đến 10 tháng sanh ra đủ thân thể con người. Nhưng tính từ điện tử đến thành con người không thể nói là 10 tháng. Tôi giả thiết là 1 triệu năm phải chia 1 triệu cấp, tức là cấp thứ nhất là điện tử, cấp thứ 1 triệu là con người. Bây giờ mình chỉ thấy cấp thứ nhất và cấp 1 triệu, mấy cấp kia không ai thấy.

Có người nói ông sống mấy chục năm làm sao thấy được 1 triệu cấp? Tôi nói khỏi cần, bây giờ sống 3 năm cũng thấy được. Tại sao? Vì gần đến 1 triệu, thiếu 3 năm được 1 triệu thì mình phải thấy, bởi thiếu 3 năm biến thành con người hay thiếu 1 năm thì mình cũng thấy chứ! Nhưng đâu có ai thấy? Còn bào thai 10 tháng mà ai cũng thấy. Cho nên, lý thuyết đó không thể thành lập. 

Con khỉ tiến hóa và điện tử đều không thể thành lập sự bắt đầu, vì không đủ lý do nên Phật nói là vô thỉ. Tuy nói do nhân duyên sanh, nhưng Phật phủ định nhân duyên. Tại sao? Vì nhân duyên cũng phải có nhân đầu tiên. Như con gà và trứng gà làm nhân duyên với nhau, nhưng nhân đầu tiên không có, nên nhà khoa học cho là tự nhiên.

Sự thật, chứng tỏ tự nhiên không được, không thể tự nhiên ở trong hư không sanh ra con gà và trứng gà. Phật nói trong kinh Lăng Nghiêm “không phải nhân duyên, cũng không phải tự nhiên”. Thực tế nói không được, phải tự mình tu chứng ngộ mới biết được; tức là ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh, bây giờ còn đang chiêm bao thì tất cả đều là chuyện chiêm bao.
 Tin tự tâm là tin mình có Phật tánh, tin Phật tánh không thể giảm bớt thì thần thông, trí huệ bằng Phật Thích Ca, không có kém hơn Phật Thích Ca một chút. Tại sao? Vì không thể giảm bớt, nếu kém hơn Phật Thích Ca một chút thì có thể giảm bớt. Nhưng mình đã tin không thể giảm bớt, mà không thể gián đoạn vậy bây giờ đang làm Phật, chứ không phải tu rồi mới thành Phật. Nếu không phải làm Phật thì có gián đoạn, chư Phật chư Tổ đều chứng tỏ bây giờ mình có năng lực đầy đủ. 

Trong kinh Lăng Nghiêm chứng tỏ tánh thấy không mất, là dùng thực tế trước mắt; chứ không phải đem những sự đoán mò để dạy người ta. Phật không thể nói được thực tế, nhưng chứng tỏ hiểu biết của mình là không phải thực tế.