Lìa tứ cú là có ý niệm lìa phải không?

0
280

Hỏi:

 Nói lìa tứ cú hay lìa 3 câu, như vậy là có ý niệm lìa rồi phải không?

Đáp:

 Nói lìa là không chấp thật thì mới lìa, nếu chỉ nói lìa thì lìa không được. Vì chấp thật có cái để lìa, còn không chấp thật thì không có cái gì để lìa! Cũng như trống rỗng làm sao lìa? Không có cái  để lìa, tại chấp có vô minh mới lìa vô minh. Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Không có vô minh, cũng không có hết vô minh” và nói lìa sanh tử, nhưng vốn không có sanh tử, vì chấp thật nên mới có.

Tôi bây giờ cũng già, rồi sau này cũng chết. Phật đã nói: “Không có già chết”, vì mình chấp thật nên thấy có già chết. Vậy tất cả đều do bệnh chấp của mình mới có  mà thôi. Còn nói  là: “Tôi không chấp” thì đã chấp rồi, do có chấp nên mới nói không chấp. Nếu không chấp làm sao có không chấp!

Hỏi:

 Có không chấp là do có cái chấp, như vậy làm sao hết cái chấp?

Đáp:

 Tham thiền là giữ nghi tình (không biết) sẽ đến thoại đầu thì chấp và không chấp là tương đối lọt vào tứ cú đều bị quét sạch. Thoại đầu là không khởi một ý niệm nào, nếu chấp và không chấp thì khởi ý niệm, đều nghịch với tham thiền.

Hỏi:

 Cuộc sống này đều có hai mặt phải và trái có đúng không?

Đáp:

 Cuộc sống này đều có hai mặt phải và trái. Ngài Nguyệt Khê nói: “Tất cả đều có tương đối, đến chừng nhập vào tuyệt đối thì tất cả biến thành tuyệt đối”.

Hỏi:

 Thế nào là ăn ngũ tịnh nhục?

Đáp:

 Phật nói “tịnh nhục” là không thấy, không nghe, tức là không có nổi ý. Nhưng sự thật họ đã nổi ý muốn ăn, với hoàn cảnh ở Tây Tạng có nhiều sa mạc không trồng trọt được, tất cả dân lấy lương thực ăn hàng ngày là thịt bò và dê để sống. Tu sĩ phải nhờ cư sĩ cúng dường thì cũng cúng thịt  đâu có thứ nào khác. Còn mình ở trong hoàn cảnh này có nhiều rau cải, gạo thóc thiếu gì! Làm sao cho là ăn tịnh nhục được?