Kiến tánh không ấn chứng thì biết không?

0
221

Hỏi:

 Nếu người đã kiến tánh mà không có thầy ấn chứng thì người đó có thể tự biết không?

Đáp:

 Thì người đó tự biết, tức là cái biết đó không phải là cái biết của bộ óc. Như Trịnh 13 đã ngộ thì tự biết, còn Sư Cô chẳng biết gì. Vì hiểu biết thế gian cần có cái để chứng minh, nhất là dùng logic để chứng minh. Logic thì những việc tương đối mới chứng minh được. Kiến tánh là phủ nhận tương đối, logic không thể chứng minh được và người thường cũng không thể lấy cái gì để chứng minh, tức là người ngộ với người ngộ tự biết. Nhưng nói với người chưa ngộ thì không được.

 Trong lịch Thiền tông có Thị giả đã ngộ và có một Tăng đối với Phật pháp cũng có giải ngộ cao, mà chưa kiến tánh, nhưng ông cứ tưởng là mình đã ngộ. Hai vị cùng đi chung nói chuyện với nhau, Thị giả biết ông đó chưa ngộ.

 Đường lên núi được nửa đường, Thị giả lượm một cục đá để trên tảng đá, nói: Xin mời Sư huynh nói cho một chuyển ngữ?

Tăng ấy nhìn đi nhìn lại nói không được.

Nếu người đã ngộ đâu cần phải nhìn đi nhìn lại! Như chuyện Quy Sơn: Lúc ấy Quy Sơn đã ngộ làm Điển Tọa (coi nhà bếp) trong thiền hội Bá Trượng.

Một hôm, Bá Trượng đưa Quy Sơn trụ trì nơi núi Đại Quy, có Thủ Tọa (chức dưới quyền trụ trì) không phục nói: Con là Thủ Tọa không đi trụ trì, sao lại Quy Sơn được đi trụ trì?

Bá Trượng nói bây giờ thử: Không cho gọi là bình nước, vậy gọi là cái gì?

Thủ Tọa nói: Không được gọi là nút chai. (Tức là ông không gọi bằng bình).

 Rồi hỏi Quy Sơn: Không được gọi bằng bình, vậy gọi cái gì?

 Quy Sơn đá ngả bình rồi đi ra.

 Bá Trượng nói: Phải không! Khác mà!

 Người chưa ngộ thì khác, lại đuổi theo lời nói, như không gọi bằng bình thì gọi cái khác, còn Quy Sơn đá ngả bình đi ra. Vừa rồi, Trịnh 13 đâu cần mở miệng! Trịnh 13 đã ngộ được Quy Sơn ấn chứng, nhưng Sư cô cùng đi không biết gì, còn trách Trịnh 13 bình thường nói chuyện hay mà nay không trả lời được.

 Bây giờ, thiền Nhật Bản và thiền Đại Hàn, vì muốn chìu hàng trí thức tìm hiểu, thành ra cho công án để tìm hiểu đáp án. Công án là để cho ngộ là chấm dứt sự tìm hiểu, trái lại tìm hiểu làm sao ngộ được? Mọi người đi học thiền Nhật Bản, rồi về cũng dạy người ta đáp án! Cho nên, Tổ Sư thiền hiện nay muốn chấm dứt.

 Kim Sơn và Cao Mân là 2 Thiền Đường nổi tiếng, ngày xưa Ngài Lai Quả ở Thiền Đường Kim Sơn kiến tánh, bây giờ chỉ còn một ông già ở đó tham thiền; Ngài Lai Quả ở Thiền Đường Cao Mân không cho giảng công án. Lúc tôi ở Thiền Đường Cao Mân một tháng, thấy đêm nào cũng có giảng công án.