Hoàn Thành Một Việc Tốt Bằng Đức Tính Khiêm Nhường Và Vô Tư

0
212

Trịnh Huyền, tên tự là Khang Thành, là người huyện Cao Mật thời Đông Hán (nay là huyện Cao Mật tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Ông là người bác cổ thông kim, là kinh học gia nổi tiếng thời bấy giờ. Ông muốn chú giải cho bộ “Xuân Thu Tả Thị truyện”, nhưng chưa hoàn thành được.

Trịnh Huyền có một ngày đi ra ngoài, tình cờ gặp Phục Tử Thận người huyện Huỳnh Dương. Hai người lúc đó trú tại cùng một quán trọ, nhưng bọn họ lúc ấy không nhận ra nhau.

Phục Tử Thận ở bên ngoài quán trọ, cùng với người khác bàn luận những ý tưởng về chú thích của mình cho bộ “Xuân Thu Tả Thị truyện”. Trịnh Huyền nghe được hồi lâu, phát hiện thấy những gì Phục Tử Thận bàn luận phần lớn giống với ý nghĩ của bản thân mình.

Trịnh Huyền liền tiến đến và nói với Phục Tử Thận: “Tôi từ lâu đã muốn chú giải cho bộ “Xuân Thu Tả Thị truyện”, nhưng vẫn chưa hoàn thành; tôi nghe vừa rồi ông nói chuyện, ý tưởng phần lớn là giống với tôi. Giờ tôi sẽ đem toàn bộ phần chú giải mà tôi đã hoàn tất đưa cả cho ông”.

Vì thế, Phục Tử Thận liền hoàn thành xong được <<“Tả truyện” Phục thị chú>> (Chú thích cho bộ sách “Tả truyện” của nhà họ Phục).

Trịnh Huyền và Phục Tử Thận đều là Kinh học gia nổi tiếng, 2 người vốn cũng không quen biết nhau, chỉ là ngẫu nhiên gặp gỡ. Nhưng khi Trịnh Huyền nghe được một số ý tưởng của Phục Tử Thận và bản thân mình rất tương đồng với nhau, để cho công trình được vẹn toàn, liền lặng lẽ trợ giúp và ủng hộ, quyết định tặng bộ phận chú dịch mà mình đã hoàn thành được, toàn bộ đưa cho Phục Tử Thận một cách vô điều kiện, giúp Phục Tử Thận hoàn thành được một công trình to lớn, danh tiếng lẫy lừng. Trịnh Huyền với việc làm rất mực khiêm tốn, không chút tư tâm ấy khiến cho mọi người ai cũng khâm phục.

Chú thích:

Kinh học gia: Là những học giả chuyên nghiên cứu những tác phẩm kinh điển của Nho giáo về mặt triết học, sử học, ngôn ngữ, văn tự, vv…