Giúp người tu Tổ Sư thiền có niềm tin

0
183

Hỏi:

 Các sách về thiền không nói đến kinh nhiều, mà kể lại những tình huống hay kể những câu chuyện giúp cho người tu Tổ Sư thiền dễ có niềm tin hơn và gần gủi với thiền hơn, hay là còn có cái gì khác nữa không?

Đáp:

 Không có mục đích gì hết, ngày xưa chư Tổ không cho ghi lời nói của Tổ. Vì tánh con người ham hiểu biết nên có người ghi lén, lâu ngày từ đời nhà Đường đến đời nhà Tống làm ra cuốn Cảnh Đức Truyền Đăng Lục. Ngày xưa chư Tổ dùng cơ xảo (thủ đoạn) khiến cho người tham thiền tự động phát lên nghi tình mà tự mình không biết.

Như Lâm Tế hỏi Phật pháp 3 lần bị đánh 3 lần mà phát nghi, nhưng Ngài không biết tự mình đã tham thiền. Cũng như Hội Thông phát nghi là “không dạy bảo gì?” là cơ xảo của thầy, tự mình phát nghi không biết. Ngài Lai Quả gọi đó là ‘vô tham tức chân tham’. Vô tham không phải là không có tham, tham thiền mà mình không biết mình đang tham thiền.

Cho nên, ngày xưa người ngộ rất nhiều, lại mau ngộ. Đến sau này cuốn Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ra đời thì người ngộ mới ít, vì cơ xảo của chư Tổ dùng không được, nếu đánh đập đến chết mà người ta không phát nghi được, vì biết là cơ xảo của Tổ làm sao nghi được? Không có cách nào để dạy, nên Tổ bất đắc dĩ dạy tham công án, thoại đầu. Bây giờ muốn đạt đến chân tham, ít nhất cũng phải từ tám mười năm.