giới này có phải cũng không cần phải nỗ lực gắng sức làm việc nữa đúng không?
Ðáp: Nhà Phật nói cảnh giới ‘không tâm’ là không phải chuyện gì cũng không làm nữa, như vậy là sai. Cũng như chúng ta nói: ‘buông xả’, có người hiểu lầm rồi nghỉ việc trong sở, chuyện gì cũng không làm nữa, bây giờ không có tiền, đời sống gặp khó khăn, như vậy thì hoàn toàn hiểu sai câu này. Chư Phật Bồ Tát dạy chúng ta ‘buông xả’ là buông bỏ tâm tự tư ích kỷ, tâm ham muốn hưởng thụ lợi dưỡng, chứ không phải là buông bỏ công việc làm.
Ý nghĩa của chữ ‘vô tâm’ là ‘không có vọng tâm, nhưng có chân tâm’, ‘không có tâm ác, có tâm thiện’. Không phải cả chân tâm cũng không có, tâm thiện cũng không có, vậy thì biến thành người gỗ là sai rồi. Kinh Ðại thừa nói ‘vô tâm’ là ‘không có vọng tâm’, cũng là tâm không có vọng tưởng, không phân biệt, không chấp trước. Vô tâm là có tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi, tâm này là chân tâm; vô tâm là không có năm tâm đối ngược với năm thứ tâm nói trên.
Chúng ta dùng chân tâm để làm việc, không kể là ở ngành nghề nào, ở chức vụ nào cũng đều là việc làm của Bồ Tát. Chư Phật Bồ Tát đều ‘Học vi nhân sư, hành vi thế phạm’ (học làm thầy, hành động làm khuôn phép cho đời), làm gương tốt cho chúng sanh; chúng ta làm một gương tốt, mô phạm tốt cho những người làm chung ngành xem. Thí dụ nhất định phải dùng tâm chân thành để làm sự nghiệp kinh doanh của bạn, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, không vì lợi nhuận mà làm tổn hại chúng sanh. ‘Bồ Tát làm nghề buôn bán’ nhất định phải [mua bán] hàng thiệt, giá cả phải chăng, nếu thiệt vì kiếm tiền phải dùng tâm chân thành để kiếm tiền, nhất định sẽ kiếm được lời nhiều. Nếu dùng thủ đoạn lường gạt, thủ đoạn tội ác để kiếm tiền, số kiếm được này vốn đã có sẵn trong số mạng rồi. ‘Nhất ẩm nhất trác, mạc phi tiền định’ (Một miếng ăn một miếng uống cũng đều có định trước), cho nên nhất định không nên dùng thủ đoạn lường gạt để tìm cầu lợi nhuận.