Cuộc sống luôn biến động không ngừng, con người cũng vì thế mà bị cuốn theo, đôi khi không thể phân biệt được đúng sai, thiện ác. Bởi vậy cần có “thước đo chuẩn mực” cho mọi người, thước đo gói gọn trong một chữ “độ”.
Tấm lòng phải độ lượng
Tục ngữ có câu trong bụng của tể tướng có thể chèo thuyền, tấm lòng lớn có thể bao dung những việc khó bao dung của thiên hạ. Chính là nói làm người thì phải có sự độ lượng, tấm lòng rộng mở.
Núi không nói mình cao, nước không nói mình sâu. Mọi việc không nên tính toán quá chi li, lùi một bước, biển rộng trời cao. Không nên quá tính toán trước được mất của bản thân, hãy độ lượng đối đãi với những sự việc hay với người từng khiến mình bị tổn thương.
Ăn nói phải có mức độ
Có người cho rằng, làm người thì phải “chân”, nên khi nói ra thì phải thẳng thắn. Kỳ thực đó là một sai lầm.
Người Trung Quốc viết chữ Chân(真)là chữ Trực (直) ở dưới có 2 chấm. Cũng chính là để nói rằng, những câu nói thật, nói thẳng cũng phải để lại 2 chấm. Có gì nói nấy là Chân, nhưng có gì nói hết là Xuẩn (ngu xuẩn).
Hiểu rõ người khác là trí tuệ, hiểu rõ chính mình mới thực là cao minh. Khi bạn dần ước chế,“không oán, không hỏi, không nhớ”, thì bạn sẽ trải nghiệm được sự vĩ đại của sinh mệnh.
Học tập sách vở phải có độ sâu
Đọc sách cần có độ sâu, độ sâu ở đây không chỉ là độ dày của sách mà còn là chất lượng nội dung của cuốn sách đó.
Nếu như bạn cảm thấy rằng trong một khoảng thời gian dài mà mình chưa có đọc sách, thì bạn phải biết rằng mình đang lạc hậu. Không phải nói rằng bản thân sách nó có tác dụng lớn như nào, mà khi bạn đọc sách, có nghĩa là bạn vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận hiện thực này, bạn vẫn muốn theo đuổi, vẫn đang cố gắng, vẫn đang muốn tìm kiếm những điều tốt đẹp ở phía trước.
Tầm nhìn có độ rộng
Đứng trên cao, nhìn xa hơn. Nghĩ quá nhiều, nhìn không xa. Cái gọi là tầm mắt, chính là góc nhìn của bạn phải là một cánh đồng bát ngát, không quan trọng là đối với người hay sự việc, đều phải nên nhìn xa, đều không nên nhìn vào 1 điểm, mà phải nhìn vào cả một bề mặt
Con người ai ai cũng sẽ gặp rất nhiều điều thiệt thòi. Thậm chí một người thành công, họ lại phải gặp càng nhiều những chuyện uất ức. Muốn khiến bản thân mình có được sự coi trọng, vinh quang, bạn phải học được cách mở rộng tầm mắt, làm một người có trí huệ và nhân ái.
Công tác có lực độ
Trong công tác nhất định phải nỗ lực, mạnh dạn khám phá. Con người đều có mục tiêu, dù lớn dù nhỏ, nếu muốn đạt được mục tiêu thì bạn phải làm việc, nỗ lực trong công việc càng lớn, thành tích sẽ càng nhiều, thì mới có thể biến mục tiêu thành hiện thực.
Lý luận có độ sâu
Lý luận, chính là lời nói có chiều sâu, thì mới có thể bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chính nghĩa.
Hiểu một chút “Đạo Đức Kinh”, “Binh Pháp Tôn Tử”, “Kinh Dịch”, có thể “hiểu biết tình thế, hiểu về đạo lý, nắm chắc về kỹ thuật”, và “Biến dịch, giản dịch, bất dịch”. Trí huệ của những bậc hiền triết, sẽ khiến cho bạn càng có thêm chiều sâu hơn.
Sự nghiệp có cao độ
Con người đều hy vọng sẽ đạt được những thành tựu trong cuộc đời, vươn đến đỉnh cao của sự nghiệp.
Sinh mệnh sẽ tỉnh ngộ khi đi về phía trước, tích lũy qua năm tháng sẽ đến lúc nảy nở. Cho dù là con đường sự nghiêp nào mà bạn chọn, đều phải tích lũy qua năm tháng, công việc thông thường cũng phải cố gắng hoàn thành tốt, mỗi ngày không ngừng đề cao.
Thọ mệnh có trường độ
Chúng ta không thể lựa chọn sinh mệnh, nhưng chúng ta lại có thể lựa chọn phương thức mà sinh mệnh sẽ đi qua.
Chúng ta nên khoan dung độ lượng, không quá ham danh lợi, gió mát hay mưa phùn đều phong nhã và ý vị, làm việc nên có chút thong dong điềm tĩnh, dù ngẩng đầu hay cúi đầu cũng đều vui vẻ.
Không tận lực, không dối trá, cảm nhận sự mộc mạc chất phác của năm tháng đời người, có thể dưỡng sinh, cuối cùng là thản nhiên trước được mất hơn thua của thế gian.
Theo Daikynguyenvn