Có công dụng gia trì hay không ?

0
230

Giáo pháp đạo Phật bao gồm nhiều nội dung và thứ bậc : có thứ bậc là tín ngưỡng dân gian, có những thứ bậc là tôn giáo cao cấp, là triết học và cao nhất là thứ bậc ngộ đạt thực tướng vô tướng.

Thứ bậc đạt được thực tướng vô tướng tuy là cao như vậy, nhưng lại là căn bản của Phật giáo, cơ sở của Phật giáo, bởi vì Phật giáo chủ trương xa lìa dục vọng, không mong cầu và nương tựa ai, không chấp thụ gì cho nên được giải thoát, không chấp trước có hay không, thiện hay ác, được hay mất, yêu hay ghét. Vì vậy mà nói Phật giáo là không thiên lệch một bên nên gọi Phật pháp và vô biên, hoàn toàn tự tại, thực ra không cần được ai gia trì cũng không gia trì cho ai.

Nhưng người ta sống cuộc đời phàm tục, tuy vẫn hiểu rằng cảnh giới thoát, xa rời dục vọng không mong cầu gì cuối cùng mới là tự tại. Nhưng một khi xảy ra những chuyện không may như đau ốm, bệnh tật, gia đình mắc nạn, công tác gặp khó khăn, thì một cách tự nhiên người ta mong cầu được sự hỗ trợ từ bên ngoài, được sự gia hộ của Phật, Bồ Tát, Thần và Thánh. Do đó gia hộ và hộ trì tuy không phải cứu cánh của Phật pháp, nhưng cũng vì thuận theo nhu cầu của chúng sinh, vì phương tiện cứu độ chúng sinh nên Phật giáo không phủ định hoặc bác bỏ tác dụng và ý nghĩa của gia trì và phù hộ.

(*) Thần lương thiện chỉ giúp đỡ người, không hại.

Công năng của gia trì là sức mạnh của thần chú, sức mạnh của lời nguyện và sức mạnh của tâm. Người trì chú có công đức sâu dày thì bản thân của chú sinh ra lực cảm ứng có thể cảm thông với quỷ thần, giúp đỡ và gia trì người ta. Sức mạnh của lời nguyện có thể giúp thông cảm với sự gia hộ của chư Phật, Bồ Tát và các vị thần hộ pháp. Sức mạnh của tâm có thể ảnh hưởng tới xu thế của tâm, tăng sức mạnh, ý chí, thay đổi quan niệm, chuyển hung thành các tiêu trừ tai họa, chữa lành bệnh, tất cả là do sức mạnh của tâm làm chủ.

Sức mạnh của trì “gia hộ và hộ trì” là ở chỗ làm cho tâm của người được gia trì có chuyển biến, và nhờ đó tăng cường sức mạnh của người được gia trì. Cái gọi là sự gia hộ của thần lực chủ yếu là giúp cho thân tâm được gia trì được ổn định, vượt qua được khó khăn, tăng cường được dũng khí và nghị lực để đối phó với hiện thực, chứ không làm cho người ta khuất phục hay trốn tránh với hiện thực, chứ không làm cho người ta khuất phục hay trốn tránh hiện thực. Đương nhiên có thể nhờ có sức mạnh của gia trì mà áp lực được dịu đi, bớt căng hơn và cuối cùng được triệt tiêu.

Theo lập trường của tín ngưỡng dân gian thì sức mạnh của gia trì là tha lực chứ không phải tự lực. Đó là sức mạnh thần chú, sức mạnh của lời nguyện và tâm người gia trì và nhằm giải quyết vấn đề của người được gia trì.

Đó là mong cầu và niềm tin của người ta nói chung. Bởi vì bản thân không mất công tu hành, không phải trả giá gì hết mà lại vượt qua được mối nguy cơ lớn. Đó là nguyên nhân của tín ngưỡng quỷ thần ở con người bình thường.

Thế nhưng sức mạnh của gia trì, chỉ có thể đối phó với tai họa nhất thời thôi chứ không phải vĩnh cửu, cũng như dựa vào thế lực của người có quyền uy, để trốn tránh xã hội đen tối hoặc để tránh sự truy lùng của chủ nợ. Một khi mà thế lực che chở không còn nữa hoặc bị suy yếu thì tai họa sẽ đổ ập đến ghê gớm hơn nữa.

Biện pháp của Phật giáo thì khác. Nếu bị kê oan gia hay chủ nợ quấy nhiễu gây trở ngại thì người ta trì có thể dùng sức mạnh của lòng từ bi và công phu tu hành của mình để cảm hóa, làm cho oan gia, người chủ nợ rũ sạch hết tâm báo thù và đòi trả oán, khiến họ thoát khỏi sự ràng buộc mà được sinh ở cõi thiện đạo, nhờ đó mà người được gia trì sẽ tai qua nạn khỏi. Nhưng sau đó phải quy y Tam Bảo, tu trì Phật pháp tạo phúc cho chúng sinh, nếu không mà tiếp tục tạo nghiệp ác thì càng chịu quả báo nặng nề hơn nữa.

Có người trì chú Đại Bi trong bát nước, có người dùng sức mạnh của lời nguyện, biến một pháp khí hay đồ vật thông thường thành vật linh thiêng rồi dùng để trị bệnh, đuổi tà, cầu an, giáng phúc. Đó là do sức mạnh của lời nguyện và sức mạnh tu trì, phúc đức, tâm lực của người được gia trì khiến vật phẩm của anh ta sản sinh ra lực lượng. Hiệu lực của vật thiêng nhiều hay ít, kéo dài thời gian bao nhiêu là do phạm vi của cảm ứng.

Đó là tác động chủ yếu do tha lực. Nhưng nếu người được gia trì không chịu thu thập điều thiện, tránh xa điều ác thì sự may mắn của anh ta chỉ là tạm thời. Nếu anh ta cứ tiếp tục làm ác thì hậu quả xảy ra càng trầm trọng hơn. Vì vậy gia trì chỉ là phương tiện có hiệu lực tạm thời, không phải là biện pháp căn bản.