Hỏi:
Con muốn đến chùa để nghe Thầy giảng, nhưng chồng của con muốn con ở nhà giữ cháu. Vậy con phải làm thế nào?
Đáp:
Đến chùa là để tu học giải thoát, ở nhà giữ cháu có giải thoát không? Tự mình suy nghĩ coi sao! Như bây giờ giữ cháu có được một số tiền cũng không bằng tu, hay vì tình thương mà giữ cháu. Mình soi kiến thấy mặt mũi của mình là chỉ thấy ngoài da. Sự thật, thể xác này chỉ là chiếc xe chở sinh mạng, không phải chủ nhân chở sinh mạng; sinh mạng là Tâm linh.
Hỏi:
Mình đi nghe giảng là tốt, nhưng chồng con nói là bỏ bổn phận. Vậy phải làm thế nào?
Đáp:
Bổn phận thì có phạm vi. Như tu sĩ làm Sa di có bổn phận làm Sa di, Tỳ kheo có bổn phận Tỳ kheo, người tại gia làm chồng có bổn phận làm chồng, làm vợ có bổn phận làm vợ, làm cha mẹ có bổn phận làm cha mẹ, làm con cái có bổn phận làm con cái.
Cháu có cha mẹ phải không? Nếu vậy cháu sanh ra con là chắc, cứ tiếp tục giữ hoài biết bao giờ hết được! Cha mẹ có bổn phận với con, khi làm việc có thể gởi con ở nơi giữ trẻ, lúc về nhận con về. Trong xã hội có chế độ như vậy. Đi làm để kiếm tiền nuôi sống, nhưng mình không phải bỏ nuôi sống. Một tuần lễ đi chùa có mấy tiếng đồng, ngày chủ nhật thì cha mẹ của cháu đã rảnh rỗi. Tại sao đổ trách nhiệm cho bà nội? Ông nội muốn thì ông nội giữ cháu, bởi vì đã ngoài bổn phận.
Có một bà ở Việt Nam ra lịnh cho con cháu, không ai dám cãi lại. Khi qua Mỹ thì ngược lại, con cháu chỉ cho ăn ở. Nhưng bà ấy tuy chưa đến tuổi, mà đăng ký trước vào nhà dưỡng lão là muốn rời khỏi nhà con cháu, có nhiều người như vậy. Như ở New york, một bà có con dâu, trước mặt bà tỏ ra có hiếu, nhưng vắng bà thì con dâu không vừa ý. Khi bà biết vậy, không thể ở chung được, phải ở nơi khác.