Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Tăng Dạ Đài

0
166

Tăng Dạ Đài người đất Tây Thục. Thuở bé, Sư học thuật nhịn ăn. Sau gặp sư Đại Trí ở núi Nga Mi, xin xuất giathọ giới. Rồi từ biệt thầy, đến với ngài Phục Ngưu ở núi Chung nam. Về sau Sư xuống núi Ngũ Đài, ngày ngày thường chỉ uống nước, ngồi tĩnh tọa, ban đêm thì đi quanh Đài Sơn. Người ta nhân đó gọi Sư là Dạ Đài. Chu vi Ngũ Đài khoảng 500 dặm, nổi tiếng gió mạnh, đá lớn, lừa ngựa bị thổi bay như quét là. Sư đi, áo mũ tung rơi, tay cầm gậy sắt, cứ gặp gió thì ngừng, hết gió lại đi. Có lúc trời tối mịt, Sư bị rơi xuống hố, gậy sắt cong vòng mà Sư chẳng sao hết. Gặp cọp, Sư đến trước nó nạp mình, nói:

– Ngươi ăn thịt ta, tức là cùng ta kết mối duyên nhỏ.

Gặp bọn cướp núi, Sư động gậy xuống đất, tiếng gậy vang dội. Bọn cướp kinh hãi bỏ chạy, la lớn:

– Bị Sư Dạ Đài nhiếp phục!

Chúng chẳng dám động đến Sư. Có hôm tuyết lớn rơi đầy núi, mọi người vác xẻng đi kiếm; thấy Sư bịtuyết chôn đến thắt lưng, rét cứng. Họ khiêng Sư về hơ lửa, tắm nước nóng, chập lâu Sư mới hồi tỉnhVậy mà vẫn tiếp tục đi đêm như cũ. Sư thường gặp ánh đèn, lửa rừng, mãnh thú, quỷ quái trong đêm. Cũng có khi gặp được Văn Thù, hoặc hiện hình Tỳ kheo già, hoặc hiện làm phụ nữ đẹp ôm đứa con mới sinh còn trần truồng, chốc lát biến mất. Sư đi như thế đến hơn hai mươi năm.

Năm Quý Mão, Sư đến kinh đô. Thái hậu Từ Thánh ban cho Sư bình báttích trượng và một bộ Tử Lang Ca Sa, Sư bèn đến chùa Tháp Viện, lập hội Thiên Bàn (ngàn mâm) rồi đến chùa Long Tuyền lập hội Long Hoa bốn mươi chín ngày. Sau đến núi Ngũ Đài, Nga Mi đúc một chuông u minh nặng một vạn ba ngàn cân, lại đến núi Phổ Đà, Nga Mi thỉnh hai bộ Tạng kinh; đến núi Cửu Hoa lập đạo tràng Thủy Lục. Bao nhiêu tiền gạo còn dư, Sư đem phân phát cho các tịnh thất và những vị tăng nghèo, không hề bỏ túi riêng một mảy may. Cho nên tăng tục hết lòng tin cậy. Sau Sư trở lại bốn danh sơn lớn, tinh thầnmỏi mệt. Từ đất Thục đến Quảng Lăng, Sư nhuốm bệnh. Có một đạo nhân chặt ngón tay nấu cháo cho Sư dùng, ý mong cầu Sư lành bệnh. Sư mắng ràng:

– Ngươi xuất thế, sao lại học theo thói đàn bà. Hạn ta đã gần đến rồi.

Khỏi bệnh, Sư mua một chiếc thuyền lớn bày tượng Thủy Lục miệng phun lửa không ngớt.

Tháng mười, năm Canh Tuất, từ Thông Châu dong thuyền ra biển. Đi ngang Phước Sơn, Sư vui vẻmuốn dừng lại. Sư giải tán đệ tử, chỉ giữ lại một đạo nhân già theo, rồi lên thuyền. Có hai người khách buôn ở Tấn An xin đi nhờ. Sư nói:

– Người này có duyên.

Bèn bằng lòng cho đi. Thuyền giưong buồm đi thật nhanh. Chợt Sư hỏi:

– Trưa chưa?

– Trưa rồi!

Sư sai làm cơm cho hai người khách cùng ăn. Họ lấy tiền cúng dường Sư, nhân đó lễ mười phương chư Phật, Sư nói:

– Ta muốn vào biển!

Mọi người kinh hãi thưa:

– Nay đã ở trong biển rồi, còn muốn vào đâu nữa?

Sư nói:

– Ta nghe bậc Bồ Tát giải thoát, khi tịch dặn các đệ tử chia thân làm ba phần: Một cho loài cầm thú, một cho tôm cá và một cho kiến trùng. Nay ta cũng thế.

Mọi người khóc lóc níu lại. Sư lấy một tờ giấy đưa cho khách, đó là lời của Bồ Tát giải thoát. Chúng vẫn buồn bã níu giữ không buông. Sư nói:

– Các ông hãy vì ta mà lễ Phật.

Mọi người liền cúi lạy, Sư nhảy xuống biển. Họ định lấy buồm, vớt Sư. Ngồi ngay sóng nước, Sư vẫy taynói:

– Cất buồm đi! Các ông thua ta rồi!

Phút chốc, có một đám sương trắng vàng bao phủ quanh Sư, rồi cuốn đi. Đó là ngày 25 tháng 10 năm Canh Tuất (1610) niên hiệu Vạn Lịch 38. Vị đạo nhân già trở về thuật lại. Hoa Đình Trần Mi Công bèn ghi chép lại chuyện này.

Nguồn:thuvienhoasen.org