An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Cá Khóc Cảm Động Người

0
254

Đời nhà Tống, ông Phan Hoa là quan huyện lệnh ở Chư Kỵ, tu tập theo sám pháp Phổ Hiền, ban lệnh cấm bắt cá. Khi ông vâng chiếu sắp về kinh thành, bỗng nằm mộng thấy có hàng vạn con cá trong sông đều khóc lóc mà thưa với ông rằng: “Trưởng giả đi khỏi đây, dòng họ nhà cá chúng tôi không khỏi bị giếthại nấu nướng.” Nói rồi càng khóc to, tiếng vang động trời.

Ông Phan Hoa lấy làm lạ, liền viết ra bản văn “Mộng ngư ký” (Kể lại giấc mộng nhìn thấy loài cá), rồi dặn dò vị quan kế nhiệm [tiếp tục duy trì lệnh cấm bắt cá].

LỜI BÀN

Tấm lòng của các bậc thánh nhân, lẽ nào lại không muốn cho tất cả muôn loài đều được sống an ổn? Chỉ có điều là, tình trạng của các loài [được nuôi chỉ để giết thịt] như dê, lợn, [gà, vịt…] thật khó có thể cấm người ta giết hại. Còn các loài thú như trâu [nuôi để cày ruộng,] chó [nuôi để giữ nhà], hoặc các loài [sống trong tự nhiêndưới nước [không do người nuôi dưỡng], tất cả đều có thể ngăn cấm không cho giết hại.

Nên có sự chuẩn bị trước nhiều ngày, nêu rõ lệnh cấm. [Sau đó,] nếu có người vi phạm, mang các con vật [bị cấm giết hại] đi bán thì bất cứ ai cũng có quyền tịch thu, đồng thời đưa cả tang vật và người bán đến quan phủ xét xử. Lại cấm người dân trong khắp địa phương không được mua những con vật ấy. Nếu có người vi phạm thì cho phép người đi đường bất cứ ai nhìn thấy cũng có quyền tịch thu [đưa lên quan phủ xét xử]. Điều quan trọng là phải có sự thưởng phạt nghiêm minh, trước sau không thay đổi. Nếu có thể thực hiện nghiêm túc thường xuyên như thế thì người dân dù có muốn bắt giết vật mạng chỉ trong một ngày cũng không thể được. Như vậy gọi là ngăn cấm triệt để, chặn đứng ngay từ cội nguồn của sự giết hại.

Nguồn: thuvienhoasen.org