Hỏi:
Trong 49 ngày mà con cháu hướng về Phật pháp thì người chết có bớt tội không?
Đáp:
Trong 49 ngày của người chết, mà con cháu cúng chay không tạo tội thì thân trung ấm người chết ảnh hưởng một chút sẽ sanh nơi đường thiện. Thân trung ấm không biết cũng không ảnh hưởng, nhưng thường thường nhà có cúng thì nó lại thấy ham thích những điều không tốt, nên nghiệp ác thêm vào thân trung ấm.
– Thay vì cúng chay, mà dùng số tiền ấy làm việc bố thí, phóng sanh thì như thế nào?
– Làm như vậy có ích hơn. Vì làm việc bố thí, phóng sanh thì trung ấm thấy mừng, tuy không có thân trung ấm đã đi đầu thai, nhưng mà cũng có ích lợi. Nếu do vì ngày giỗ mà con cháu bố thí, cúng dường hồi hướng cho người chết. Mặc dầu, người chết đi đầu thai, nhưng cũng gieo hạt giống tốt đến người chết thì người chết cũng được lợi ích.
Nhưng không biết đói vì nó không có thân, thành ra khó giải thích. Cũng như trong chiêm bao trải qua thời gian lâu không ăn, vậy tại sao nó không biết đói? Như người ta cúng giỗ một năm chỉ có một lần hay cúng những thứ khác, ví dụ một năm có thể là 10 lần. Như vậy, một năm nó chỉ ăn 10 lần sao?
Huệ Trì nhập định hơn 700 trăm năm không thấy đói, khi xuất định ông thấy có một chút thời gian. Theo bác sĩ nghiên cứu người nhập định không chết, thấy như vậy vô lý; vì khi người nhập định thì các đường máu không còn chạy, tim ngừng đập. Nếu tim ngưng đập thì bác sĩ cho là người đó chết. Tim ngưng đập, máu ngưng chảy trải qua hơn 700 năm mà người đó không chết! Theo sinh lý học thì giải thích không được.
Ngài Hư Vân ở Thái Lan nhập định 9 ngày, ở núi Chung Nam nhập định 15 ngày và trong khi
nhập định Ngài bị đánh, trải qua 11 ngày, người ta tưởng Ngài đã chết.
– Hòa thượng Quãng Khâm ở Phúc Kiến nhập định, các chăn trâu thấy Ngài ngày nào cũng ngồi đó, tưởng Ngài đã chết. Nhưng đến rờ thân Ngài còn nóng, nhờ Thiền sư làm cho Ngài xuất định, hỏi ra thì biết nhập định 4 tháng.
– Đời nhà Đường nước Trung Quốc, có Huỳnh Đình Kiên 26 tuổi thi đậu tiến sĩ làm quan. Ngày sanh nhật của ông tổ chức tại Dinh Huyện. Lúc ngủ trưa, ông thấy chiêm bao, một mình đi ra cửa sau theo con đường thôn quê, mà không có vệ binh đi theo, gặp một ngôi nhà có một bà già mời vô ăn cơm, ăn xong rồi trở về thì thức dậy nghĩ lại giống như thật vậy. Như mùi đồ ăn trên miệng còn lại giống như mới ăn xong.
Ở trong lòng nghi chuyện vừa rồi có phải như vậy không? Nên một mình không cho ai biết, không có vệ binh đi theo, đi theo con đường thấy trong chiêm bao. Thật cũng có con đường đó và cũng gặp bà già đó, mới hỏi bà già: Hôm nay nhà bà có làm gì không?
– Bà già nói: Có.
– Huỳnh Đình Kiên hỏi: Làm việc gì vậy?
– Bà già nói: Đám giỗ con gái, con gái tôi đã chết được 26 năm. Lúc con gái tôi còn sống không có lấy chồng, tu ở nhà; trước khi lâm chung, có cái rương tự nó khóa lại, ở trong đó để thứ gì cũng không biết, rồi nói với tôi kiếp sau sẽ lại mở cái rương này.
Huỳnh Đình Kiên nghe đến chỗ này thì nhớ lại kiếp trước của mình là con gái của bà già này.
Huỳnh Đình Kiên hỏi bà già: Chìa khóa bà có biết để đâu không?
Bà già nói: Không biết.
Huỳnh Đình Kiên nói: Tôi biết, rồi tự ông đi lấy chìa khóa mở cái rương ra thì ở trong đó đều là văn chương, văn bằng tú tài, văn bằng cử nhân, văn bằng tiến sĩ giống như văn bằng của ông. Bà già chỉ có một mình nên Huỳnh Đình Kiên đem bà già về nhà của ông nuôi.
Huỳnh Đình Kiên làm chức Thượng thư bằng chức Bộ trưởng bây giờ. Ở trong từ điển Từ Nguyên có ghi.
Người có tu mới có cảm ứng như vậy, còn người không tu thì đâu biết. Nhưng ông Huỳnh Đình Kiên cũng có nhân duyên gặp Thiền sư Huỳnh Long được kiến tánh.
Thân nhân cảm ứng, tôi có gặp hai chuyện:
– Lúc ấy, tôi làm nhà báo Viễn Đông, ông chủ nhiệm có đứa con mười mấy tuổi đi tắm sông bị chết chìm, người ta đi tìm không được xác. Ba ngày sau xác đứa bé nổi lên, người ta buộc dây tạm thời vào bờ sông, rồi cho cha mẹ y biết.
Khi cha mẹ đến cái xác thấy con mắt, lỗ tai, lỗ mũi đều chảy máu. Nếu đã chết qua ba ngày thì máu đông lại, vậy làm sao chảy máu ra được? Người khác đến thì không chảy máu, mà cha mẹ lại thì chảy máu.
– Ông đánh xe ngựa bị Tây bắn chết rồi bỏ xuống sông, mất tích mấy ngày mà vợ con không biết. Mấy ngày sau cái xác nổi lên trên sông, người ta đem lên trên cầu và nhiều người đến xem. Khi người vợ đi ra vừa thấy mặt thì các lỗ mũi, lỗ tai, lỗ miệng đều chảy máu.
Nếu theo nghĩa lý thì làm sao giải thích được? Máu đã đông rồi, vậy làm sao chảy được?