Ẩm Thực Là Để No Bụng

0
165

Lưu Nam Viên là Thượng thư bộ Công vào những năm Gia Tĩnh triều Minh. Lúc ông cáo lão về quê, có một vị quan Trực chỉ sử, thường xuyên về phương diện ẩm thực hà khắc trách phạt thuộc hạ, quan lại quận huyện đều rất sợ hãi. Lưu Nam Viên nói: “Đó là học sinh của tôi, tôi sẽ dạy dỗ ông ta”.

Vị Trực chỉ sử đến, Lưu Nam Viên chiêu đãi ông ta, nói với ông ta rằng: “Lão phu định làm yến tiệc mời, nhưng sợ làm phương ngại đến việc công, muốn mời ông một bữa cơm, nhưng thê tử đã đi mất không ai sửa soạn được, vậy làm một bữa cơm bình thường để ông cùng ta ăn uống vậy nhé?”. Bởi vì đây là mệnh lệnh của Sư phụ, Trực chỉ sử nào dám chối từ.

Suốt từ buổi sáng cho đến quá giữa trưa, bữa cơm vẫn chưa xuất hiện, Trực chỉ sử đã quá đói khó chịu đựng. Đợi được bữa cơm bưng lên, chỉ có cơm và một chén đậu hũ mà thôi. Ăn liền 3 bát, Trực chỉ sử thấy bụng đã no lắm rồi. Chốc lát sau, giai hào mỹ tửu mới được dọn lên, bày sắp la liệt, Trực chỉ sử đã rốt cục không ăn nổi nữa, nói: “Tôi đã quá no rồi, không thể ăn thêm nữa”. Lưu Nam Viên cười nói với ông ta: “Bởi vậy có thể thấy được rằng ẩm thực nguyên lai là không có phân biệt tinh thô, lúc đói thì dễ dàng ăn cơm, lúc no thì khó có thể ăn được gì, đạo lý chỉ là như vậy mà thôi”.

Mục đích của ẩm thực chính là no bụng, chỉ cần có thể làm đầy bao tử là được rồi. Chỉ có người vô Đức, xa hoa lãng phí mới có thể quá câu nệ, yêu cầu hà khắc và chấp trước vào mỹ vị. Vị Trực chỉ sử này tuân theo giáo huấn của thầy, từ đó về sau rốt cục không có hà khắc trách phạt người khác về phương diện ẩm thực nữa.