Người xưa luôn để lại cho chúng ta rất nhiều bài học uyên thâm. Các bạn nên học cách để tâm trí tĩnh lặng theo bải này rồi dễ dàng gặt hái nhiều phúc lộc trong cuộc đời.
Chỉ cần chúng ta quyết tâm làm theo thì sẽ được kết quả tốt đẹp. Hãy cùng ghi nhớ, đối chiếu và hành xử theo lời dạy của những bậc tiền bối đã đi trước nhé!
– Nếu như trong cuộc sống:
- Người nào lấy tiền làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất khổ.
- Người nào lấy tình yêu làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất đau thương.
- Người nào lấy ganh đua, so sánh làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất buồn khổ.
- Người nào lấy tha thứ làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất hạnh phúc.
- Người nào lấy biết đủ làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất khoái hoạt vui vẻ.
- Người nào lấy biết ơn làm trung tâm thì người đó sẽ sống vô cùng lương thiện.
– Khi đối mặt với các vấn đề cuộc sống:
- Làm người: Đối với người trên mà cung kính, đối với người bên dưới không cao ngạo, ấy là lễ.
- Làm việc: Đối với việc lớn mà không hồ đồ, việc nhỏ mà không so đo thì là trí tuệ.
- Đối với lợi: Nếu như có thể cầm được 6 phần nhưng chỉ lấy 4 phần thì ấy là nghĩa.
- Đối với luật: Giữ mình như hoa sen hương thơm thanh khiết thì ấy là liêm.
- Đối với người: Trước sau như một, chân thành đối đãi thì ấy là tín.
- Tu tâm: Kính trời (thiên thượng) yêu người thì ấy là nhân (nhân từ, nhân ái).
- Lúc không có tiền: Nếu đem siêng năng cần mẫn cho đi thì tiền ắt sẽ đến. Đây được gọi là “ông trời ban thưởng cho người cần cù.”
- Lúc có tiền: Nếu có thể đem tiền cho đi thì người sẽ đến. Đây được gọi là “tài tán nhân tụ.”
- Lúc có người ở bên: mà đem tình yêu thương cho đi thì sự nghiệp sẽ đến. Đây được gọi là “bác ái lĩnh chúng.”
- Khi sự nghiệp thành công: Nếu đem trí tuệ cho đi thì vui mừng sẽ đến. Đây được gọi là “đức hành thiên hạ.”
Không cho đi thì không nhận được, không mất thì không được. Bởi vì trái đất là hình tròn cho nên đối xử với người khác như thế nào thì người khác cũng sẽ đối xử với mình như vậy!