Hỏi: Xin hỏi quan điểm của lão pháp sư đối với khuynh hướng truyền thống trọng nam khinh nữ trong lịch sử Phật giáo?
Ðáp: Bạn có quan điểm, nhưng tôi không có quan điểm gì hết. Người học Phật nên học theo cái nhìn của đức Phật; cái nhìn của đức Phật là bình đẳng, không những nam nữ bình đẳng, người và súc sanh bình đẳng, người và côn trùng, ruồi, kiến [càng] cũng bình đẳng. Chúng ta phải học cái nhìn này, quyết không được kỳ thị, tâm mới có thể bình [an] và [thanh] tịnh trở lại. Tâm không bình là chướng ngại, tức là ‘nghiệp chướng’. Kinh Phật nói với chúng ta lúc đức Thế Tôn còn tại thế, bốn giai cấp [trong xã hội] rất không bình đẳng, đức Thế Tôn đề xướng thế độ xuất gia, [khi xuất gia mọi người trong] bốn giai cấp đều bình đẳng với nhau, điều này chúng ta phải noi theo. Nguyên do của những việc không bình đẳng trong thế gian là vì nghiệp của chúng sanh tạo ra không giống nhau, nghiệp báo tạo thành hiện tượng không bình đẳng chứ không phải vốn sẵn có.