Thế nào là chuyên tu và tạp tu ?

0
165

Nói một cách khác nghiêm khắc, người Trung Quốc là theo Phật giáo tạp tu. Tỉ dụ như để cầu xin được sức khỏe, sống lâu, tránh tai nạn, họ trì tụng phẩm “phổ môn”, kinh “Dược Sư”, chú Đại Bi hoặc niệm Bồ Tát Quan Thế A⭠và Phật Dược Sư. Nếu cầu được lợi ích tương lai ở Tây phương thì tụng kinh A-di-đà và niệm danh hiệu Phật A-di-đà. Nếu để tiêu trừ bệnh tật, nghiệp chướng thì phần nhiều tụng Chân ngôn, Linh cảm Quan Thế Âm thần chú Đại Sĩ áo trắng hoặc lễ bái “Thủy Sám”, “Lương Hoàng Sám”. Nếu siêu độ cho người chết người thân thì niệm “Kinh Địa Tạng”, chú “Vãng sinh”…

Phương thức tu hành như vậy vừa là hiển giáo vừa là hỗn hợp hình thức và mùi vị của Mật giáo nữa, vừa là tu hành Tịnh độ Tây phương, vừa tu Tịnh độ Đông phương. Một cá nhân cùng thời gian khác nhau, vì mục đích khác nhau thì có thể dùng pháp môn khác nhau.

Thật ra Phật Pháp quý ở chỗ thâm nhập vào một pháp môn, bất kể là dùng hiển giáo, hay Mật giáo, tụng kinh hay trì chú, lễ sám, hoặc niệm danh hiệu của bất kể Đức Phật nào, Bồ Tát nào, hễ tu một pháp môn mà kiên trì lâu dài thì sẽ có cảm ứng tức là có thể đạt tới mục đích tu trì của mình. Điều đó có nghĩa là niệm Phật A-di-đà có thể vãng sinh Tây phương, niệm Bồ Tát Quan Thế Âm cũng có thể vãng sinh Tây phương, tai qua nạn khỏi, niệm Phật A-di-đà cũng có thể tai nạn qua khỏi. Quán có thể nhập định, mở mang trí tuệ, kiên trì niệm tên Phật và niệm danh hiệu Bồ Tát cũng có thể nhập định và mở mang trí tuệ. Tiến hành các phương thức khác nhau như tụng kinh Kim Cương cũng có thể mở mang trí tuệ, tai bay nạn khỏi, vượt bỏ các chướng ngại, sinh về Tây phương. Do đó Kinh Lăng Nghiêm có 25 pháp môn viên thông giới thiệu 25 vị La Hán Đại Thừa và Bồ Tát, mỗi vị đều tu trì một môn mà các pháp môn nhất định, kết quả là đều có thể thâm nhập vào một môn mà các môn khác cũng đều thâm nhập được. Như vậy Bồ Tát Quan Thế Âm là viên thông căn tai, tu pháp môn âm thanh mà thông đạt các pháp môn.

Nếu người tu pháp môn Tịnh độ chuyên chú niệm Phật, niệm danh hiệu sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” thì có thể lợi trong cuộc đời hiện tại và có thể được Phật A-di-đà đón dẫn khi lâm chung. Họ gặp tai nạn thì tránh được tai nạn, gặp trở ngại thì vượt trở ngại, ngu dốt thì được tăng thêm trí tuệ, có phiền não thì được giảm bớt phiền não. Nếu người học thiền mà kiên trì một câu nói, một công án, một phương pháp hiện hành thì hiện tại được lợi, tương lai cũng có lợi. Nếu nguyện sinh ở cõi Tịnh độ thì nhất định có thể được.

Xướng tụng thì phần lớn dùng ở nơi tập thể tu hành, được tiến hành sau một thời gian dài ngồi thiền. Cá nhân tu hành hoặc tu hành định kỳ trong một thời gian tương đối dài thì không nhất định phải xướng tụng. Trong những buổi khóa tụng sáng chiều của cư sĩ tại gia, thì có thể xướng tụng, chuyển tụng niệm một danh hiệu Phật nào đó, tất cả đều có thể gọi là chuyên tu, cũng có thể đạt tới tất cả các nguyện vọng và mục đích. Nếu mỗi ngày vào một thời gian nhất định mà trì tụng, lễ bái một vài bộ kinh, chú và danh hiệu Phật, bài kệ thì cũng có thể gọi là chuyên tu. Tất nhiên là so với chuyên tu nói ở trên thì việc này có ý nghĩa tạp tu rồi.

Xưa kia có người chuyên tụng mấy ngàn bộ kinh “Kim Cương” hoặc kinh “Pháp Hoa”, chuyên lễ bái Phật trăm vạn lần, trì chú mấy trăm vạn lượt, như thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ hằng ngày chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà, thậm chí khi nghĩ ngơi, ăn uống, đại tiểu tiện, ngủ đều không ngừng niệm Phật, đó mới gọi là chuyên tu tinh tiến. Còn người bình thường không thể đạt tới bước như vậy. Nếu dạy học chỉ trì tụng một kinh chú nhất định, chỉ niệm một danh hiệu Phật nhất định thì họ cảm thấy đơn điệu, thậm chí còn thấy buồn chán. Do vậy, mỗi ngày nên trì tụng vài danh hiệu Phật, vài kinh, chú và bài kệ khác nhau cho thỏa đáng hơn. Nhưng tuyệt đối không được hôm nay học hiển giáo, ngày mai lại học Mật giáo, buổi sáng cầu vãng sinh phương Đông, buổi tối lại cầu vãng sinh ở phương Tây