Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 2 ) – Vạn Pháp

0
159

Tất cả pháp chẳng sanh
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu hay hiểu như thế
Chư Phật thường hiện tiền.

 (Nhất thiết pháp bất sanh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền .)

SƠ TỔ PHÁI TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG(1258 – 1308) – Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNHChúng ta đã sanh ra và sẽ chết đi. Chúng tađã sanh vài thập niên trứơc, và sẽ chết trong một tương lai nào đó. Vì sao các thiền sư nói vạn phápbất sanh, bất diệt? Chúng ta đều sống trong thế giớinày, có những lúc khóc buồn, có những lúc cười vui, cảm nhận hơi thở vào và ra vô tận, và thấy trẻ em sinh ra đời và người già chết đi. Làm sao chúng ta có thể nói tất cả các pháp không sanh và không diệt?

Đó là Niết Bàn, một trạng thái Đức Phật mô tả là bất sinh, bất lão, vô tác và bất tửĐức Phật từng so sánh tánh vô thường của cuộc đời như ngọn đènlập lòe, và nói rằng sống một ngày mà chứng ngộcảnh giới bất tử thì tốt hơn là sống một trăm năm vô minh.

Hãy nhìn vào tâm bạn, và hãy thấy trạng thái của Tánh Không bất sinh. Hãy nhìn các niệm đến và đi, và hãy thấy tâm bất động. Hãy cứ nhìn hòai như thế.

Một Thiền Sư ở Trung Quốc thời xưa từng thổi tắt một cây đèn cầy, và vị môn đệ của ngài hốt nhiêngiác ngộ. Chuyện gì xảy ra nơi đây? Hãy nhìn vào chuyện này. Hai vị sư vừa pháp đàm xong. Vị sư học trò đã đưa ra nhiều câu hỏi, nghe một số câu trả lời, rồi lui về khi trời đã tối. Vị thầy đưa cho ngọn đèn cầy đã thắp sáng. Khi vị môn đệ cầm cây nến, vị thầy thổi phụt tắt. Vị học trò hốt nhiên đốn ngộ. Họ đã nói gì trong cuộc pháp đàm trứơc đó? Có phải về tâm bất sinh? Có phải về tâm bất động? Bây giờ, hãy nhìn vào cây đèn cầy. Ngọn lửa được thắp lên, và rồi bị thổi tắt; cái gì không được thắp lên, và cái gì không bị phụt tắt nơi đó? Hãy hỏi các vị sư thời xưa đó. Có phải đó là cái thấy, mà cái thấy này thì vô ngã? Hay là, khi học trò thấy sáng và rồi thấy tối, vị học trò chứng ngộ rằng trong cái thấy bất tửthì chỉ có cái được thấy thôi?)

Nguồn:thuvienhoasen.org