Không Muốn Đi Chùa Vì Nghe Nhiều Điều Xấu Về Tu Sĩ

0
203

HỎI: Tôi là một Phật tử sùng đạo. Với tôi, đi du lch nước ngoài không thích bằng đi chùa. Nhưng thời gian gần đây, tôi không còn muốn đi chùa và gp các nhà sư nữa, vì tôi đã chứng kiến và nghe quá nhiều điều xấu về tu sĩ. Một lần, chính tôi nghe được chuyện từ một nhóm nhà sư trẻ ngồi nói với nhau: “Đi tu sướng thật, vừa đưc cúng dường vừa không phải đi làm cực khổ, lại được mọi người chắp tay lạy mình và gọi thầy, xưng con với mình. Rồi nhóm sư tr cười sảng khoái về điều ấy”. 

Nghe xong tôi thấy tim mình đau nhói. Có phải vì mục đích tu hành đó mà càng ngày càng nhiu nhà sư phạm tội, thật đau đn cho đạo Phật có những loài sâu trùng như vậy. Qua Báo Giác Ngộ, tôi thiết tha đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) có những biện pháp cứng rắn và quyết liệt để khắc phục những vấn nạn này. Tôi tin rằng, nếu Giáo hội quyết tâm làm trong sạch Tăng đoàn thì đạo Phật sẽ ngày càng lớn mạnh, và những Phật tử như chúng tôi sẽ không bị mất lòng tin như hiện nay nữa. Kính chúc chư vị lãnh đạo Giáo hội mạnh khỏe và sáng suốt để sớm giải quyết triệt để vấn đề.

(LIÊN NGA, dieuliennga@gmail.com)

tusi.jpg
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn – Ảnh minh họa

ĐÁP: Bạn Liên Nga thân mến!

Trước hết, Tổ tư vấn Báo Giác Ngộ chúng tôi xin lạm bàn về câu chuyện mà bạn đã đích thân nghe được. Tùy theo “ngữ cảnh” để đánh giá câu chuyện này. Bởi lẽ, khi các nhà sư trẻ ngồi lại với nhau, ngoài việc đàm đạo, một số vị hay nói chuyện có tính khôi hài cốt để gây cười cho huynh đệ. Người chưa hiểu tính cách của những vị sư hay nói chuyện khôi hài này, tình cờ nghe được nội dung câu chuyện rất dễ bị hiểu nhầm, thậm chí bị sốc. Việc này, thiết nghĩ, các vị sư trẻ ấy nói chuyện hài hước mà thôi. Tuy nhiên, những người trong cuộc cần phải rút kinh nghiệm, vì nói chuyện cho vui mà gieo buồn, gây tổn thất lòng tin cho hàng Phật tử là điều không nên.

Kế đến là việc bạn “nghe quá nhiều điều xấu về tu sĩ”. Hiện nay Phật giáo VN đang hứng chịu các cuộc “tập kích truyền thông” từ nhiều phía, vì nhiều nguyên nhân. Vấn đề này đã được những người quan tâm đến sự tồn vong của đạo pháp lên tiếng cảnh báo trước đây, và bây giờ đã thành hiện thực. Khi số lượng tu sĩ tăng lên đông đảo (trong đó có một số không vì hảo tâm xuất gia), các cấp GH và tự viện chưa quản lý nhân sự chặt chẽ khiến cho nạn “sư tử trùng” trong Phật giáo có nguy cơ xuất hiện, cùng với sự hỗ trợ của truyền thông đa phương tiện cực kỳ nhanh chóng đã gây ra hiệu ứng “nghe quá nhiều điều xấu về tu sĩ”.

Trước thực trạng này, GHPGVN đã bắt đầu quan tâm đến “xử lý khủng hoảng truyền thông”, chấn chỉnh Tăng sự… nhưng xem ra còn nhiều hạn chế, chưa mạnh mẽ và quyết liệt nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Đây cũng là một trong những thách thức to lớn cho GHPGVN hiện nay. Nếu Giáo hội không chấn chỉnh được Tăng sự, tiếp tục hứng chịu “bão truyền thông” để tai tiếng ngày càng nhiều thì sự phát triển về “lượng” (như số liệu các báo cáo thường nêu) có vẻ khả quan của PG hiện nay không ngăn được nguy cơ suy thoái, tín đồ quay lưng ở tương lai rất gần.

Là đệ tử Phật, dĩ nhiên chúng ta rất đau đớn khi tin dữ về tu sĩ ngày càng nhiều. Với lòng tôn kính và quyết tâm bảo vệ Tam bảo, chúng ta cần phát huy Bi-Trí-Dũng, phải hành động phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình. Mạnh dạn thỉnh cầu, kêu gọi Giáo hội chấn chỉnh Tăng sự – như bạn đang làm – chính là một đóng góp thiết thực. Quan trọng là cần phát huy Chánh kiến để thấy rằng “nhân hư, đạo bất hư” nhằm giữ vững đạo tâm. So với những thành tựu to lớn của Phật giáo VN cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức. Vì như thế, chỉ thiệt cho mình, trúng kế của những kẻ phá đạo mà thôi.

Nguồn: giacngo.vn