Hỏi:
Có phải Tam Ma Địa là đại định không?
Đáp:
Đại định là Na Già định (Pháp Bảo Đàn Kinh), Tam Ma Đề là thiền giả quán (biến hóa), nguyên 4 âm là Tam Ma Bát Đề, Tam Ma Địa và Tam Ma Đề theo chữ Hán là một âm, nên người ta dịch là Tam Ma Địa hay là Tam Ma Đề.
– Trong này nhắc đi nhắc lại các vị chứng Tam Ma Địa thì được vào đại định, vậy nghĩa như thế nào?
– Theo tông Thiên Thai dùng giả quán là thiền có biến hóa dời đổi sanh, trụ, dị, diệt từng sát na mà mình không hay. Trong kinh Viên Giác nói: “Như lúa mạ dần dần tăng trưởng”, mình biết dần dần tăng trưởng đang biến hóa, nhưng nhìn không thấy nó biến hóa. Như cơ thể mình đang biến hóa mà mình không thấy được. Thiền quán đó gọi là Tam Ma Đề.