Công Bình Đó Chớ

0
163

Lúc buồn bực chúng ta thường than, “Thật không công bằng! Tại sao là tôi chớ!”

Lần nọ sau buổi dạy thiền trong nhà tù, tôi có tiếp một tù nhân trung niên theo học với tôi lâu nay và tôi có biết ít nhiều về ông.

“Sư Brahm”, ông nói, “Tôi muốn tâm sự với ông là tôi không có gây nên tội mà tôi bị tù hôm nay. Tôi vô tội. Tôi biết nhiều tội nhân chối tội, nhưng tôi nói đây là sự thật, tôi không nói láo, không bao giờ đối với sư.” Tôi tin ông. Hoàn cảnh và tánh tình ông thuyết phục tôi rằng ông nói thật. Tôi bắt đầu nghĩ thiệt là bất công và không biết làm sao chuyển đổi bất công đáng sợ này. Nhưng ông cắt ngang suy tư của tôi.

Cười khẽ, ông nói: “Nhưng thưa sư, có nhiều tội khác tôi gây ra mà tôi không bị bắt. Công bình đó chớ, phải không thưa sư?”

Tôi cười giòn, cười lớn hơn ông nhiều. Cái ông hóm hỉnh này biết luật nhân quả rất rành, rành hơn cả một số sư.

Bao lần rồi chúng tôi từng gây “tội”- nhiều khi đầy ác ý và rất tai hại – nhưng chúng ta nào bị đày ải vì các tội ấy. Và có lần nào chúng ta kêu lên: “Bất công! Tại sao tôi làm tội mà không bị bắt?” hay không? Thế mà mỗi khi chúng ta bị làm khổ vì một lý do nhỏ nhen nào đó, chúng ta lại oán lại than, “Bất công. Tại sao là tôi?” v.v… và v.v…

Như tù nhân trung niên trên đã nói, trong đời có nhiều tội không bị trừng phạt, nhiều đến đỗi đời trở nên rất ư công bình!