Dựa vào cách nói chuyện, năng lực, tâm tính của một người, người xưa phân ra làm ba loại cảnh giới của một người là thượng đẳng, trung đẳng và hạ đẳng. Sống trên đời, làm người thượng đẳng là cảnh giới cao nhất mọi người hướng đến. Người xưa khuyên rằng, đừng để mình trở thành người hạ đẳng!
Người thượng đẳng sẵn sàng cho đi,
Người trung đẳng trao đổi,
Người hạ đẳng luôn yêu cầu, đòi về mình.
Người thượng đẳng nói trí tuệ,
Người trung đẳng nói sự tình,
Người hạ đẳng nói thị phi.
Người thượng đẳng có năng lực, không nóng nảy,
Người trung đẳng có nóng nảy, có năng lực,
Người hạ đẳng không có năng lực, có nóng nảy.
Người thượng đẳng được người người ca ngợi,
Người trung đẳng người người không để ý đến,
Người hạ đẳng người người chê cười.
Người thượng đẳng có tín niệm kiên định,
Người trung đẳng tin tưởng chính mình,
Người hạ đẳng luôn sợ hãi, hoài nghi.
Người thượng đẳng làm việc phó xuất, cống hiến không đòi trả giá,
Người trung đẳng làm việc thường đắn đo, tính toán,
Người hạ đẳng làm việc tùy cảm xúc vui buồn.
Đời người cần ghi nhớ:
Tri thức của con người là dựa vào học tập mà có, năng lực của con người dựa vào rèn luyện mà ra, cảnh giới đến từ sự tu dưỡng.
Quân tử hòa mà không cùng, tiểu nhân cùng mà không hòa.
(Ý nói: Người quân tử sống chan hòa cùng mọi người mà không kết bè phái, kẻ tiểu nhân kết bè phái mà không chân tình chan hòa.)
Cuộc đời của một người chính là quá trình thể đạo, ngộ đạo, đắc đạo.
Mệnh của người là do trời định nhưng phúc họa là do tự bản thân chiêu mời!